Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý khá phổ biến gây nên cảm giác đau nhức và khó chịu tại vùng cổ. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản tại nhà như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ (hay còn gọi là thoái hóa đốt sống cổ) là một bệnh lý xảy ra tại các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng như khớp ở các đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng. Nếu không được điều trị sớm sẽ xuất hiện các hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cô gây nên tình trạng đau cổ vai gáy.
Đau đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến cuộc sống (Ảnh:ST)
Thoái hóa đốt sống cổ được xem như một bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào của đốt sống. Tuy nhiên, vị trí đốt sống cổ tại C5-C6-C7 là thường gặp nhất..
Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động đối với người bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
Thiếu chất dinh dưỡng
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là chế độ dinh dưỡng. Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất do ăn uống thiếu chất, hàm lượng canxi, vitamin, chất khoáng không đủ để nuôi dưỡng cơ thể dẫn đến tình trạng các khớp xương bị thiếu dịch nhờn gây nên tình trạng khô khớp, lão hóa khớp, ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
Sinh hoạt sai tư thế
Đối với những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống. Tình trạng giữ cơ thể ở một tư thế trong khoảng thời gian dài và ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Một số thói quen sinh hoạt thường ngày tưởng chừng vô hại nhưng về lâu dài lại có thể gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ như: cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ khi làm việc, kê gối quá cao hoặc quá thấp khi ngủ,...
Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Ánh:ST)
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Người cao tuổi: Người cao tuổi là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện trên những người ở tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh.
- Người làm việc sai tư thế: Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
- Chấn thương cổ: Chấn thương cổ trước đây xuất hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Yếu tố di truyền: Thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Cách khắc phục bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều do thói quen của người bệnh gây nên do đó phòng bệnh có vai trò rất lớn để bảo vệ cho mình một cơ thể khỏe mạnh.
Thường xuyên massage, xoa bóp cho vùng cổ
Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
Rèn luyện tư thế làm việc khoa học
Đối với người làm văn phòng hoặc làm việc với máy vi tính nhiều, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không nên ngồi tại máy tính trong thời gian quá dài mà nên dành thời gian vận động cho thoải mái.
Hình thành tư thế ngồi làm việc ngay ngắn (Ảnh:ST)
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm một tư thế cố định sẽ rất dễ bị đau mỏi đốt sống. Đồng thời không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ và cũng không nên nằm gối đầu quá cao vì dễ bị vẹo cổ.
Đồng thời, không nên tự ý vặn, gập, ấn cổ đột ngột hoặc khi mỏi vì sẽ dễ gây ra những trấn thương nguy hiểm cho các đốt sống tại cổ và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Một trong những cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả là nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và làm việc khoa học, điều độ. Trong lúc nghỉ ngơi, bạn có thể nghe nhạc, đi dạo hoặc nằm thư giãn trên ghế sofa.
Nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nằm nghỉ ngơi, thư giãn trên ghế massage toàn thân Kaitashi và tận hưởng bản nhạc mình yêu thích vì chiếc ghế có tình năng nghe nhạc thông qua kết nối bluetooth. Ngoài ra, chiếc ghế với những tính năng đặc biệt như massage, xoa bóp, sẽ giúp xoa dịu căng thẳng mệt mỏi và xoa dịu cơn đau nhức tại vùng cổ vai gáy.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa; các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh bệnh xương khớp.
Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu của căn bệnh này kéo ra trong thời gian dài, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và có cách điều trị kịp thời.