Bạn biết không, một chiếc máy chạy bộ chất lượng sẽ mang đến kết quả luyện tập đạt hiệu quả như mong muốn của bạn. Vậy bạn cần chú ý tới những thông số nào để có thể lựa chọn một chiếc máy chạy bộ đạt chất lượng tốt? Hãy cùng Katashi tìm hiểu các thông số, kích thước máy chạy bộ ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu các thông số, kích thước máy chạy bộ
1. Diện tích đặt máy phù hợp kích thước máy chạy bộ
Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích rộng thì điều này không thực sự quan trọng nhưng nếu không gian nhỏ hẹp thì kích thước máy chạy bộ là thông số mà bạn cần quan tâm đầu tiên khi có ý định mua máy tập chạy bộ. Khi bạn đã lựa chọn được cho mình chiếc máy ưng ý nhưng nếu không tìm hiểu về kích thước máy chạy bộ thì có lẽ bạn sẽ khó tìm được vị trí đặt trong nhà từ đó bạn sẽ phải đổi trả. Chính vì vậy, trước khi mua máy chạy bộ thì bạn cần phải xác định được vị trí đặt máy và nắm rõ diện tích đặt máy chạy bộ để lựa chọn cho mình máy có kích thước phù hợp nhất.
Kích thước máy chạy bộ là yếu tốt bạn cần tìm hiểu đầu tiên
2. Công suất động cơ (Motor)
Động cơ hay motor chính là bộ phận quan trọng nhất, cung cấp sức mạnh cho chiếc máy chạy bộ của bạn. Động cơ càng lớn thì máy chạy càng khỏe, càng mạnh mẽ và cũng càng tốn điện, giá thành cao hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy lựa chọn cho mình mẫu máy chạy có động cơ phù hợp. Theo kinh nghiệm thực tế, máy chạy bộ sử dụng cho gia đình từ 2-4 người thì nên dùng động cơ tối thiểu là 2.0HP đến khoảng 3.0HP và máy chạy bộ dùng cho phòng Gym thì nên dùng động cơ AC có công suất từ 3.0HP trở lên.
Công suất động cơ
3. Kích thước băng tải của máy chạy bộ
Kích thước băng tải hay diện tích vùng chạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái trong từng bước chạy của người tập. Độ rộng vùng chạy càng lớn thì bạn sẽ có được trải nghiệm thoải mái hơn trong từng bước chạy và có thể chạy với những bước chạy dài hơn. Những chiếc máy tập có bàn chạy hẹp sẽ khiến bạn tập luyện không thoải mái, không đánh tay được khi tập và dẫn đến hiệu quả sẽ bị giảm sút. Kinh nghiệm, khi mua máy chạy bộ cho gia đình thì bạn nên chọn máy có độ rộng băng tải lớn hơn 40cm và nếu dùng cho phòng Gym thì thông số này nên lớn hơn 50cm
Kích thước băng tải cũng không kém phần quan trọng
4. Vận tốc tối đa của máy chạy bộ
Bên cạnh kích thước máy chạy bộ thì động cơ cũng là yếu tố quan trọng khi chọn lựa. Động cơ càng mạnh mẽ thì sẽ hỗ trợ vận tốc chạy tối đa càng cao. Trên thực tế, cho dù bạn chỉ chạy được tối đa khoảng 12 km/h nhưng các máy chạy bộ tích hợp động cơ mạnh mẽ có thể hỗ trợ tốc độ chạy lên tới hơn 20 km/h. Biết được vận tốc tối đa của máy chạy bộ bạn sẽ phần nào giúp bạn đánh giá được công suất động cơ các nhà bán lẻ đưa ra có đúng hay không? Nếu một chiếc máy chạy bộ sử dụng động cơ 2.0HP thì tốc độ tối đa thường là 14 km/h chứ không thể nào dưới 10 km/h (tức nếu máy chạy hỗ trợ tốc độ tối đa dưới 10 km/h thì có thể động cơ chỉ là 1.25 hay 1.5HP chứ chưa đến 2.0HP).
Vận tốc máy
5. Chế độ nâng độ dốc
Chọn chế độ năng độ dốc tức bàn chạy của máy sẽ thay đổi độ dốc và giúp bài tập tiêu tốn được lượng calo lớn hơn, tập luyện hiệu quả hơn. Hiện nay, máy chạy bộ có 2 cách thay đổi độ dốc đó là thay đổi bằng tay và thay đổi độ dốc tự động. Khi mua máy chạy bộ thì bạn nên lựa chọn máy có tính năng thay đổi độ dốc tự động vì sẽ tiện hơn trong quá trình tập luyện. Lưu ý, nhiều máy tập chạy bộ hiện nay có thể thay đổi độ dốc lên tới 15 hay 20% nhưng bạn không nên lựa chọn độ dốc quá cao khi chạy vì như thế sẽ rất dễ bị chấn thương. Với người bình thường thì chỉ nên chạy với độ dốc từ 5-7 %
Độ dốc của máy
Và đó là những thông số, kích thước máy chạy bộ mà bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền mua máy chạy bộ. Một chiếc máy chạy bộ tốt sẽ giúp bạn có thêm ý chí luyện tập từ đó sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt. Đừng quên truy cập katashi.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.